Các bài đăng của tác giả Thầy Nguyễn Văn Thái.



Tính Chuyên Nhất trong Tình Yêu của Người Đàn Bà Dân Dã Việt Nam

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Người Đàn Bà Việt Nam trong Dòng Sinh Mệnh của Dân Tộc

Ca dao phản ánh những cảnh huống thực tế về đời sống hằng ngày của người bình dân. Trong trường hợp không thực sự phản ánh thực tế hoàn toàn thì ít nhất ca dao cũng biểu trưng những mô hình lý tưởng cho lối sống mà người bình dân yêu chuộng và tán tụng như là khuôn thước cho một đời sống cao đẹp cần vươn tới.

Qua bài này, tác giả trưng ra những bằng chứng ca dao về tính chuyên nhất trong tình yêu của người đàn bà dân dã qua những giai đoạn: khi đã yêu, khi lấy chồng, lúc phân ly, và khi đợi chờ: một mô hình phản ánh những giá trị cao đẹp, nền tảng của xã hội Việt Nam truyền thống. Tính chuyên nhất này đã tồn tại vững bền suốt dọc dài lịch sử dòng Việt, thấm nhập và ăn sâu vào máu huyết của người dân. Những biến chuyển xã hội Việt Nam gần đây do sự thúc đẩy vô tình vì thiếu sức mạnh trí tuệ hoặc cố ý vì mưu đồ thâm độc phản dân tộc của chế độ chính trị duy vật hiện hành đã làm biến thể mô hình này và gây nên rất nhiều lo âu cho những thế hệ trẻ và cho tương lai của đất nước. Continue reading

Giáo Dục Con Gái

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Giáo Dục Con Gái

 Người đàn bà Việt Nam trong dòng sinh mệnh của dân tộc

Triết học tây phương xếp đặt tư tưởng vào ba lãnh vực biệt lập: (1) bản thể luận (ontology), (2) tri thức luận (epistemology), và (3) giá trị luận (axiology). Trong lãnh vực bản thể luận, người ta đặt vấn đề thực thể (reality): hiện hữu là gì. Trong lãnh vực tri thức luận, người ta đặt vấn đề “biết”: làm thế nào để con người biết được là mình “biết”. Giá trị luận là lãnh vực nghiên cứu những vấn đề liên hệ đến những gì mà con người trân quý và những lý do tại sao con người trân quý những điều đó. Triết học đông phương, như trường hợp Nho giáo chẳng hạn, cũng đề cập đến ba lãnh vực này, nhưng không phân biệt thành ba lãnh vực tách biệt rõ rệt như là những khuôn khổ được áp dụng cho việc trình bày tư tưởng. Tư tưởng Nho giáo bàng bạc trong cả ba lãnh vực. Phần Hình Nhi Thượng trong Nho giáo bàn sâu và rộng đến đề tài “hiện hữu” (ontology) trong quan điểm vạn vật nhất thể phát sinh từ nguyên lý âm dương. Con người nhận thức (epistemology) được quan điểm này nhờ trực giác . Phần Hình Nhi Hạ bàn đến vấn đề ứng dụng Nho giáo trong thực tế, đặt trọng điểm vào quan niệm nhân, trí, dũng của đạo người quân tử bằng cách thực hiện tam cương (quân-thần, phụ-tử, phu-phụ) và ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Ở phần Hình Nhi Hạ, người ta thấy rõ những phân tách mang tính giá trị luận (axiology).

Continue reading

CHUNG THUỶ – Một Đặc Tính về Tình Yêu của Người Đàn Bà Việt Nam

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

CHUNG THUỶ

Một Đặc Tính về Tình Yêu của Người Đàn Bà Việt Nam

Người Đàn Bà Việt Nam trong Dòng Sinh Mệnh của Dân Tộc

 

Thường thường vợ chồng chung sống trong gia đình ít khi lưu ý đến những sắc thái đặc thù của chồng hay của vợ mình. Hơn nữa, trong thời gian lâu dài chung sống, nếu có người để ý thì thường có khuynh hướng để ý đến những điều làm phật lòng mình, có nghĩa là để ý đến những điều xấu hơn là những điều tốt. Dĩ nhiên là không phải ai cũng vậy, nhưng sự quen thuộc lâu ngày thường làm giảm bớt đi sự trân quý những nét đẹp của nhau, nhất là nét đẹp đặc thù của người vợ Việt Nam. Continue reading

Tiêu Chuẩn Yêu Đương Của Người Đàn Bà Qua Thi Ca Dân Gian

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Người đàn bà Việt Nam trong dòng sinh mệnh của dân tộc

 

Tình yêu lứa đôi là một thể tính quan trọng trong đời sống con người, nhất là đối với người phụ nữ Việt Nam. Người đàn ông có thể có thái độ hời hợt về tình yêu, nhưng người đàn bà thì không. Người đàn bà không đùa giỡn với tình yêu; khía cạnh này sẽ được khai triển trong một bài khác. Bài này chỉ tập trung vào chủ điểm tình yêu — qua ca dao, tục ngữ — là một hiện tượng mà người đàn bà hết sức trân quý.  Mà vì trân quý tình yêu cho nên người đàn bà thường không yêu bừa bãi mà nhất quyết chỉ “muốn yêu” người đàn ông hội đủ những tiêu chuẩn mà người đàn bà cho là quan trọng trong liên hệ lứa đôi. Cụm từ “muốn yêu” được dùng có chủ ý, bởi vì hôn nhân, trong văn hoá Việt Nam, nhiều khi vượt khỏi tự do lựa chọn của người con gái.

Continue reading